Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam – “đòn bẩy” góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện

Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam – “ đòn kích bẩy ” góp thêm phần thôi thúc tài chính tổng lực

Hiện nay, tại Việt Nam, hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) đã được nhìn nhận như một công cụ hữu hiệu thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo. Đây là kết quả thực hiện đồng bộ các chính sách và biện pháp được triển khai thúc đẩy TCVM. Bài viết tập trung phân tích kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất các chính sách, biện pháp thúc đẩy hoạt động tổ chức TCVM  trong thời gian tới.
 

Kết quả hoạt động của các tổ chức TCVM
 

Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, hoạt động của tổ chức TCVM ngày càng phát triển và giữ vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho khách hàng, những người không thể tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức. Để đáp ứng sự mở rộng cả về quy mô, nhu cầu và chất lượng của nhóm khách hàng này, quá trình chuyển đổi từ các dự án, chương trình TCVM phi lợi nhuận dưới sự tài trợ của các tổ chức tài chính phi chính phủ (NGOs) thành các tổ chức TCVM giữ vai trò như một trung gian tài chính với mục tiêu lợi nhuận đã diễn ra một cách tự nhiên và mạnh mẽ tại Việt Nam. Điều này đòi hỏi hoạt động giám sát, quản lý của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đối với tổ chức TCVM phải chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả. Vì vậy trong thời gian qua, nhằm đảm bảo mục tiêu tái cơ cấu toàn diện thị trường tài chính, hàng loạt các văn bản pháp lý được ban hành và chi phối mạnh mẽ hoạt động TCVM. 
 

Ngày 06/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2195/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020 (Đề án 2195). Tiếp đó, ngày 12/6/2017, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký ban hành Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg quy định về hoạt động của chương trình, dự án TCVM của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi chính phủ (Quyết định số 20).
 

Sự ra đời của Quyết định số 20 đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống TCVM theo Đề án 2195 và là cơ sở pháp lý đầu tiên hướng dẫn về nội dung hoạt động, phạm vi hoạt động đối với các chương trình, dự án TCVM, tạo nền tảng cho các cơ quan quản lý Nhà nước có cơ sở quản lý thống nhất các chương trình, các dự án TCVM đang hoạt động nhỏ lẻ, đa dạng và trải rộng trên phạm vi cả nước.
 

Với mục tiêu toàn diện hơn nhằm tạo điều kiện cho mọi người dân và doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng tới phân khúc người nghèo, người có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu với chi phí hợp lý, ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, bao gồm các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để phát triển hoạt động TCVM. 
 

Tính đến nay, có 04 tổ chức TCVM gồm: Tổ chức TCVM TNHH MTV Tình Thương (TYM), Tổ chức TCVM TNHH M7 (M7 – MFI), Tổ chức TCVM TNHH Thanh Hóa (Thanh Hóa – MFI), Tổ chức TCVM TNHH MTV CEP đã được NHNN cấp phép hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng. Đến nay, quy mô hoạt động của 04 tổ chức TCVM đạt một số kết quả như sau:
 

Về mạng lưới và số lượng khách hàng: Tổng số chi nhánh của 04 tổ chức TCVM là 62 chi nhánh, hoạt động tại 25 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, CEP có mạng lưới hoạt động với độ bao phủ rộng nhất, gồm 35 chi nhánh tại 9 tỉnh, thành phố; TYM gồm 20 chi nhánh tại 13 tỉnh, thành phố; M7 – MFI có 03 chi nhánh tại 02 tỉnh, thành phố và Thanh Hóa – MFI có 04 chi nhánh trên cùng một địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 
 

Với mạng lưới hoạt động của 04 tổ chức TCVM đã có số lượng khách hàng thành viên lên tới 603.590 khách hàng và số lượng khách hàng được vay vốn lên tới 467.935 khách hàng.
 

Về nguồn vốn : ( i ) Vốn chủ sở hữu : 1.959,3 tỷ đồng, trong đó, vốn điều lệ của khối đạt 1.065,3 tỷ đồng. Cả 04 tổ chức TCVM đều bảo vệ đủ vốn pháp định theo pháp luật ; ( ii ) Vốn kêu gọi từ tổ chức, cá thể ( kêu gọi thị trường 1 ) đạt 5.720,9 tỷ đồng, chiếm 66 % tổng nguồn vốn hoạt động giải trí. Tiền gửi của người mua trên tổng vốn kêu gọi từ thị trường 1 chiếm tỷ trọng lớn ( 93,1 % ), đạt 5.324,5 tỷ đồng ; ( iii ) Vốn vay từ tổ chức tín dụng thanh toán khác ( kêu gọi thị trường 2 ) chiếm tỷ trọng 8 % trong tổng nguồn vốn hoạt động giải trí của toàn mạng lưới hệ thống .

Hoạt động của các tổ chức TCVM là một công cụ hữu hiệu thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo
 

Về gia tài : Tổng tài sản đạt 8.661,5 tỷ đồng : ( i ) Tổng dư nợ cho vay chiếm 85,6 % tổng tài sản, đạt 7.411 tỷ đồng ; trong đó, dư nợ cho vay trung hạn chiếm 32,4 % tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay thời gian ngắn chiếm 67,6 % tổng dư nợ cho vay ; ( ii ) Chất lượng tín dụng thanh toán : Mặc dù ảnh hưởng tác động của dịch bệnh Covid-19, dư nợ tín dụng thanh toán có xu thế giảm và nợ xấu có khuynh hướng ngày càng tăng, tuy nhiên tỷ suất nợ xấu của toàn mạng lưới hệ thống ở mức thấp, chỉ chiếm 0,48 % tổng dư nợ cho vay với số dư nợ xấu là

35,6 tỷ đồng.
 

Kết quả kinh doanh toàn khối có chênh lệch thu nhập lớn hơn chi phí là 264 tỷ đồng; ROA đạt 3% và ROE đạt 13,5%. Cả 04 tổ chức TCVM đều có lãi.
 

Việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn hoạt động: Cả 04 tổ chức TCVM đều đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động, trong đó, tỷ lệ an toàn vốn của toàn hệ thống tổ chức TCVM khá cao, đạt 32,97% (theo quy định, tổ chức TCVM phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là > hoặc = 10%).
 

Như vậy, từ góc độ tài chính, sau khi chuyển đổi thành tổ chức TCVM,  các tổ chức TCVM đều nỗ lực nâng cao năng lực, hướng đến sự bền vững và chuyên nghiệp hơn, hoạt động có lãi, nợ xấu thấp, tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật. Các chỉ tiêu tài chính tăng trưởng tương đối ổn định kể từ khi chuyển đổi đến nay.
 

Nhìn từ góc độ hiệu quả xã hội, gần nửa triệu khách hàng đã tiếp cận được các khoản vay từ các tổ chức TCVM. Quy mô khoản cho vay trung bình của các tổ chức TCVM là khoảng 15,8 triệu đồng/khách hàng – tương đương gần 1/5 thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay. 
 

Với quy mô khoản vay như vậy cho thấy, các tổ chức TCVM đã và đang tập trung cho vay đúng phân khúc khách hàng mục tiêu của mình là những người nghèo, người có thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Ngoài ra, các tổ chức TCVM vẫn duy trì các hoạt động phi tài chính, như các tổ chức này đã triển khai trước khi chuyển đổi thành các tổ chức TCVM.
 

Đối với hoạt động của các chương trình, dự án TCVM: Đến nay, NHNN đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đối với 69 chương trình, dự án TCVM hoạt động trên địa bàn 38 tỉnh, thành phố, trong đó 03 chương trình, dự án TCVM của tổ chức phi chính phủ nước ngoài; 02 chương trình, dự án TCVM của tổ chức phi chính phủ trong nước có địa bàn hoạt động từ 02 tỉnh, thành phố trở lên; 64 chương trình, dự án TCVM của tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi chính phủ trong nước có địa bàn hoạt động trong 01 tỉnh, thành phố.
 

Một số đặc điểm nổi bật trong hoạt động của các chương trình, dự án TCVM:
 

Thứ nhất, về hoạt động tín dụng: Hoạt động của các chương trình, dự án TCVM tập trung vào cho vay vi mô cho phân khúc khách hàng là người nghèo, người thu nhập thấp – là đối tượng khó tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thương mại. Do vậy, các chương trình, dự án TCVM được thiết kế phù hợp cho nhóm khách hàng này, cụ thể: Quy mô khoản vay trên một khách hàng nhỏ, dao động từ 5 triệu đồng (đối với khách hàng vay lần đầu) đến 29 triệu đồng (đối với khách hàng vay nhiều vòng và có lịch sử hoàn trả tốt); lãi suất cho vay từ 1% – 8,3%/năm.
 

Toàn bộ các khoản cho vay là tín chấp, chủ yếu dựa trên cơ chế nhóm bảo lãnh (01 nhóm có khoảng 5 đến 7 khách hàng thành viên sinh sống trên cùng 01 địa bàn). Với quy mô của khoản cho vay nhỏ và phương thức cho vay thông qua bảo lãnh nhóm, hầu hết các chương trình, dự án TCVM có tỷ lệ thu hồi cao, tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức thấp (mức bình quân là 0,7%; 36 chương trình, dự án TCVM không có nợ quá hạn).
 

Thứ hai, về hoạt động huy động vốn: Nguồn vốn huy động chủ yếu từ tiếp nhận vốn tài trợ và tiền gửi tiết kiệm bắt buộc của khách hàng vay vốn. Tiết kiệm bắt buộc là một khoản tiền nhỏ, cố định nộp hằng tháng hoặc là một tỷ lệ nhất định (khoảng 1%) so với khoản vay. Khách hàng vay thường được hoàn trả khoản tiết kiệm bắt buộc khi không còn dư nợ vay hoặc khi không còn là thành viên của chương trình, dự án TCVM. Việc yêu cầu khách hàng vay gửi một khoản tiền tiết kiệm bắt buộc định kỳ là một đặc thù của hoạt động TCVM không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới, nhằm tạo thói quen tiết kiệm cho người nghèo, người có thu nhập thấp.
 

Thứ ba, các hoạt động phi tài chính: Bên cạnh các sản phẩm cho vay, tiết kiệm, các chương trình, dự án TCVM còn cung cấp các dịch vụ phi tài chính nhằm hỗ trợ các khách hàng thành viên học tập, trao đổi kinh nghiệm về sản xuất – kinh doanh, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, tăng cường kiến thức về quản lý tài chính hộ gia đình cũng như kiến thức xã hội khác (dinh dưỡng, sức khỏe giới tính…). Việc lồng ghép các hoạt động phi tài chính vào các buổi sinh hoạt nhóm tín dụng, tiết kiệm là một trong những điểm mạnh của các chương trình, dự án TCVM. Theo đó, khách hàng của các tổ chức TCVM không những được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính mà còn được nâng cao kỹ năng về sản xuất – kinh doanh, kiến thức xã hội, góp phần tăng cơ hội việc làm, tăng thu nhập, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống.
 

Như vậy, từ góc độ tài chính, hầu hết các chương trình, dự án TCVM đều đạt được sự bền vững về hoạt động (thu nhập > chi phí), chỉ có 02 trong số 69 chương trình, dự án TCVM có thu nhập nhỏ hơn chi phí. 
 

Nhìn từ góc độ hiệu quả xã hội, các chương trình, dự án TCVM cung cấp các khoản vay nhỏ, chủ yếu cho vay các khoản dưới 10 triệu đồng. Với quy mô khoản vay nhỏ, chỉ tương đương khoảng 1/8 thu nhập bình quân đầu người hiện nay (tương đương 3.521 USD, khoảng 80 triệu đồng) cho thấy, các chương trình, dự án TCVM đã tiếp cận được đúng đối tượng người nghèo, người thu nhập thấp, tạo kênh dẫn vốn hiệu quả, góp phần giảm nghèo bền vững và hạn chế tín dụng đen, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
 

Có thể khẳng định rằng, các tổ chức TCVM, chương trình, dự án TCVM đã góp thêm một kênh cung cấp vốn sản xuất – kinh doanh cho khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn, qua đó, đóng góp cho sự phát triển của tài chính toàn diện tại Việt Nam. “Mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững”, đó là mục tiêu tổng quát đề ra tại Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/01/2020.
 

Những vấn đề đặt ra và giải pháp
 

Với vai trò của tổ chức TCVM là đặc biệt quan trọng đối với công tác xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu tín dụng đen, TCVM có thể coi như những “con lạch nhỏ” đi sâu vào những ngóc ngách mà nhiều khi các ngân hàng thương mại khó chạm tới được trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính cho người dân vùng sâu, vùng xa, với những đối tượng yếu thế trong xã hội. Bởi dù chỉ là những khoản vay rất nhỏ, nhưng ý nghĩa mang lại rất đáng kể khi những đồng vốn này tới được với người nghèo, người yếu thế đúng lúc cần sẽ là cơ hội để họ khởi tạo sản xuất – kinh doanh, tạo dựng tài sản, ổn định chi tiêu, từng bước thoát nghèo. 
 

Tuy nhiên, dù khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của tổ chức TCVM ngày càng được chú trọng, nhưng do quy mô, hình thức tổ chức của các chương trình, dự án TCVM tại Việt Nam còn trải rộng, nhiều chương trình, dự án TCVM do nhiều tổ chức thực hiện, nên quá trình triển khai còn gặp một số vướng mắc, đòi hỏi khung khổ pháp lý cần tiếp tục hoàn thiện để hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động của các tổ chức TCVM, để TCVM trở thành công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện chủ trương của Nhà nước trong giảm thiểu tín dụng đen, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy tài chính toàn diện quốc gia. Những vấn đề hiện nay của tổ chức TCVM đang vướng mắc gồm:
 

Một là, tổ chức TCVM không được thực hiện nghiệp vụ thanh toán nên việc mở rộng kênh phân phối dựa trên nền tảng công nghệ không phát huy được hiệu quả. Trong khi đó, chi phí cho việc đầu tư công nghệ rất lớn, vượt quá khả năng của tổ chức TCVM. 
 

Hai là, tổ chức TCVM cũng gặp khó khăn về đối tượng khách hàng và mức vốn vay. Nếu căn cứ theo Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23/02/2018 của Thống đốc NHNN quy định “Tổng dư nợ cho vay của tổ chức TCVM đối với một khách hàng khác không được vượt quá 100 triệu đồng”, thì mức vay này được đánh giá còn khá khiêm tốn với mục tiêu toàn diện hóa đối tượng. Thông tư số 03/2018/TT-NHNN cũng không quy định đối tượng khách hàng TCVM bao gồm người “có thu nhập thấp” như quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010 dẫn tới khó khăn cho các tổ chức TCVM trong mở rộng đối tượng phục vụ. 
 

Ba là, với phạm vi hoạt động hiện nay (chủ yếu nhận tiết kiệm và cho vay), các tổ chức TCVM gặp khó trong đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Việc các quy định về thành lập mới, chuyển đổi chương trình, dự án TCVM cần được nghiên cứu, rà soát lại phù hợp với điều kiện hiện nay và có tính khả thi hơn.
 

Bốn là, nên có những chương trình đào tạo, giáo dục một cách bài bản về các kiến thức tài chính, làm sao để phổ cập được rộng khắp cho đông đảo tầng lớp, để từ các em nhỏ ngồi trên ghế nhà trường cũng được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về tài chính, giúp cho việc hấp thụ và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính được nhanh và hiệu quả hơn.
 

Xuất phát từ những khó khăn trên, để có thể giúp các tổ chức TCVM phát triển trong bối cảnh mới, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể sau: 
 

Thứ nhất, để phát triển TCVM hiệu quả cần bám sát với mục tiêu của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, trong đó có việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, rà soát, sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng, các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của tổ chức TCVM, qua đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện phát triển chương trình, dự án TCVM theo hướng bền vững hơn, góp phần tích cực vào phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam.
 

Thứ hai, NHNN tạo điều kiện thuận lợi có thể xem xét để điều chỉnh cho phép các tổ chức TCVM mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, đặc biệt tổ chức TCVM có ứng dụng Core Banking. Đồng thời, điều chỉnh quy định giới hạn dư nợ tối đa trên một khách hàng và tỷ lệ dư nợ đối với nhóm khách hàng khác, sửa đổi Thông tư số 03/2018/TT-NHNN bổ sung đối tượng “thu nhập thấp” để phù hợp với quy định Luật Các tổ chức tín dụng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức, chương trình, dự án TCVM phục vụ người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ, linh hoạt và phù hợp với các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách an toàn, hiệu quả và bền vững.
 

Thứ ba, xây dựng và sửa đổi khung pháp lý cho TCVM ở Việt Nam nhằm thực hiện các nguyên tắc được nêu trong Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và hợp tác theo nguyên tắc thị trường. Việc này cũng sẽ điều chỉnh khung quy định của Việt Nam cho phù hợp với các thông lệ tốt trên toàn cầu; thúc đẩy tăng cường khả năng tài chính toàn diện cho người dân. Đồng thời, hỗ trợ việc hướng tới một khung pháp lý thích hợp, khuyến khích; khơi dậy sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà tài trợ trong lĩnh vực TCVM ở Việt Nam.
 


Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Tài chính, Thông tư số 06/2013 / TT-BTC ngày 09/01/2013 .
2. Bộ Tài chính, Thông tư số 135 / 2013 / TT-BTC ngày 27/9/2013 .
3. Bộ Tài chính, Thông tư số 18/2018 / TT-BTC ngày 12/02/2018 .
4. Bộ Tài chính, Thông tư số 37/2019 / TT-BTC ngày 25/6/2019 .
5. nhà nước, Nghị định số 28/2005 / NĐ-CP ngày 09/3/2005 .
6. nhà nước, Nghị định số 165 / 2007 / NĐ-CP ngày 15/11/2007 .
7. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 02/2008 / TT-NHNN ngày 02/4/2008 .

8. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 07/2009/TT-NHNN ngày 17/4/2009 .
9. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/6/2010.

10. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 33/2015 / TT-NHNN ngày 31/12/2015 .
11. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 03/2018 / TT-NHNN ngày 23/02/2018 .
12. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 10/2018 / TT-NHNN ngày 12/02/2018 .
13. Quốc hội, Luật Các TCTD số 47/2010 / QH12 ngày 17/6/2010 .
14. Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ trợ một số ít điều Luật Các TCTD số 14/2017 / QH14 ngày 20/11/2017 .
15. Thủ tướng nhà nước, Quyết định số 2195 / QĐ-TTg ngày 06/12/2011 .
16. Thủ tướng nhà nước, Quyết định số 20/2017 / QĐ-TTg ngày 12/6/2017 .

17. VMWG (2018), Danh bạ tài chính vi mô Việt Nam 2018.

18. VMWG ( 2019 ), Báo cáo hoạt động giải trí .

19. Ngân hàng Nhà nước (2021), Báo cáo năm 2020 và tổng kết giai đoạn 2021 – 2020 thực hiện Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020.
 

ThS. Trần Trọng Triết (An Giang)
 Thứ tư, tổ chức TCVM cần tập trung chuyên sâu vào việc lan rộng ra khoanh vùng phạm vi hoạt động giải trí để tăng thời cơ tiếp cận dịch vụ TCVM cho người dân, đặc biệt quan trọng tại các khu vực nông thôn và miền núi ; đa dạng hóa mẫu sản phẩm, hợp tác với các tổ chức tín dụng thanh toán và Fintech để ngày càng tăng thời cơ tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người dân, thay đổi mạng lưới hệ thống công nghệ thông tin tại tổ chức để sẵn sàng chuẩn bị cung ứng các nhu yếu này ; tăng cường các hoạt động giải trí nâng cao năng lượng cho thành viên, đặc biệt quan trọng về nghành nghề dịch vụ công nghệ tiên tiến số, giúp người dân tiếp cận và sử dụng hiệu suất cao các dịch vụ tài chính trên nền tảng số. ( An Giang )

Source: https://thevesta.vn
Category: Tài Chính