Bảo dưỡng hệ thống điều hòa chiller

I. TỔNG QUÁT VỀ HỆ THỐNG CHILLER.

1. YÊU CẦU BẢO DƯỠNG:

– Toàn bộ máy Chiller sau khi đưa vào sử dụng nên được bảo dưỡng định kỳ hàng năm
– Định kỳ thay thế các phụ tùng như dầu bôi trơn, phin lọc gas, phin lọc dầu ( nếu có )
– Dự phòng một số phụ tùng cho Chiller

2. LỢI ÍCH KHI CÓ HỢP ĐỒNG BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ:

– Máy móc thiết bị được bảo dưỡng định kỳ, đảm bảo ổn hoạt động ổn định, giảm thiểu các hư hỏng
lớn, kéo dài tuổi thọ thiết bị.
– Khi có sự cố, trong vòng 24hr nhà thầu sẽ có mặt sớm nhất để kiểm tra và Chi phí kiểm tra hoàn
toàn miễn phí.
– Giao tiếp thường xuyên giữa người vận hành và nhà thầu bảo dưỡng, nâng cao hiệu quả sử dụng
và bảo dưỡng thiết bị.

II. NỘI DUNG QUI TRÌNH BẢO DƯỠNG.

Mỗi lần bảo dưỡng cho Chiller sẽ thực hiện các công việc sau :

2.1 Bảo dưỡng Tổng quát:

– Kiểm tra tổng quát thiết bị.
– Thực hiện kiểm tra và ghi nhật ký hoạt động về nhiệt độ, áp suất, điện thế, cường độ dòng
điện, và tất cả các tham số hoạt động khác. Kiểm tra tình trạng thiết bị trao đổi nhiệt.
– Kiểm tra tình trạng họat động của hệ thống bôi trơn. Ghi chép các tham số nhiệt độ và áp
suất.
– Kiểm tra tình trạng khởi động của động cơ và khởi động từ.
– Kiểm tra tình trạng hoạt động của bộ điều khiển. Điều chỉnh hoạt động của bộ phận điều
khiển an toàn. Ghi nhận các chế độ cài đặt.
– Rà soát nhật ký cùng với người vận hành, thảo luận tổng quát về vận hành thiết bị.
– Kiểm tra tiếng động hoặc độ rung bất thường..

2.2 Bảo dưỡng hệ thống gas cho Chiller:

– Kiểm tra và Sửa chữa những chỗ rò rỉ gas nhỏ.
– Kiểm tra tình trạng và vệ sinh các bộ phận liên động và các công tắc lưu lượng.
– Kiểm tra tình trạng của chốt định vị cánh quạt và siết chặt trục.
– Kiểm tra và Vệ sinh các đầu cảm biến nhiệt độ nước vào và nước ra Chiller
– Kiểm tra và vệ sinh các cảm biến nhiệt độ gas
– Kiểm tra và vệ sinh các cảm biến áp suất gas
– Kiểm tra và vệ sinh các cảm biến mức gas lỏng

– Kiểm tra và vệ sinh các van tiết lưu gas điện tử
– Bảo dưỡng toàn bộ van thao tác trên Chiller
– Kiểm tra tình trạng các thiết bị trao đổi nhiệt, vệ sinh và cân chỉnh các lá tản nhiệt.
– Bảo dưỡng toàn bộ hệ thống quạt giải nhiệt Chiller
– Kiểm tra các thông số áp suất và nhiệt độ gas hiển thị, so sánh với giá trị thực tế đo được.
– Nạp gas bổ sung nếu cần

2.3 Bảo dưỡng Hệ thống Bôi Trơn:

– Kiểm tra hoạt động và bảo dưỡng bộ phận sưởi dầu.
– Siết chặt các phần đầu của thiết bị gia nhiệt dầu.
– Thay lọc dầu và dầu máy nén nếu cần. Chí phí dầu do Khách hàng chịu
– Kiểm tra mức dầu trong bình chứa dầu luôn đảm bảo
– Kiểm tra và vệ sinh các cảm biến áp suất dầu và nhiệt độ dầu
– Bảo dưỡng hệ thống hồi dầu
– Vệ sinh các van hồi dầu
– Kiểm tra, bảo dưỡng van điện từ đường dầu bôi trơn
– Kiểm tra và bảo dưỡng bộ phận bảo vệ áp suất dầu bôi trơn
– Kiểm tra và bảo dưỡng bộ phận tách chứa dầu.
– Xử lý các vị trí rò rỉ dầu ra bên ngoài
– Kiểm tra các thông số áp suất và nhiệt độ dầu hiển thị, so sánh với giá trị thực

2.4 Bảo dưỡng Động Cơ và Khởi Động Từ:

– Kiểm tra tình trạng toàn bộ các dây dẫn điện cho các bộ phận Chiller
– Làm vệ sinh khởi động từ và tủ điện
– Vệ sinh toàn bộ các đầu cấp nguồn cho Chiller
– Kiểm tra và vệ sinh toàn bộ cầu chì chân không cấp nguồn
– Vệ sinh toàn bộ tiếp điểm đóng ngắt của bộ khởi động máy nén
– Vệ sinh toàn bộ tiếp điểm đóng ngắt của bộ khởi động quạt giải nhiệt
– Kiểm tra siết chặt các mối nối của dây dẫn.
– Kiểm tra điều kiện ăn mòn của các tiếp điểm.
– Kiểm tra độ hoạt động của các tiếp điểm.
– Kiểm tra độ mòn, an toàn và độ hở của các khóa liên động cơ khí.
– Kiểm tra độ chặt của tất cả các chỗ nối với thiết bị
– Vệ sinh các đầu cốt điện Motor máy nén
– Đo và ghi nhận độ cách điện của mô tơ.
– Kiểm tra họat động của các khóa điện liên động .

2.5 Bảo dưỡng Bộ Điều Khiển và An Toàn

– Kiểm tra toàn bộ cài đặt của tủ điều khiển.
– Kiểm tra vệ sinh của tủ điều khiển.
– Kiểm tra siết chặt các mối nối của dây dẫn.
– Kiểm tra hoạt động của hệ thống van an toàn.
– Kiểm tra điều kiện làm việc của tất cả các đèn báo LED/LCD.
– Kiểm tra và vệ sinh các biến áp nguồn điều khiển
– Kiểm tra và vệ sinh các bộ phận CT đo dòng điện hoạt động máy nén
– Kiểm tra và vệ sinh các bộ phận đo và bảo vệ điện áp của máy nén
– Kiểm tra và vệ sinh bo mạch nguồn điều khiển
– Kiểm tra và vệ sinh bo mạch điều khiển khởi động các máy nén
– Kiểm tra và vệ sinh bo mạch điều khiển bơm nước lạnh Chiller
– Kiểm tra và vệ sinh bo mạch điều khiển quạt giải nhiệt Chiller

– Kiểm tra và vệ sinh bo mạch điều khiển nhiệt độ
– Kiểm tra và vệ sinh bo mạch điều khiển áp suất
– Kiểm tra và vệ sinh bo mạch điều khiển bảo vệ áp suất cao
– Kiểm tra và vệ sinh bo mạch điều khiển áp suất thấp
– Kiểm tra và vệ sinh bo mạch điều khiển nhiệt độ gas

2.6 Bảo dưỡng dàn ngưng tụ :

Vệ sinh dàn ngưng tụ bằng nước sạch và sử dụng máy bơm áp lựu chuyên dụng.
Mỗi năm 1 lần sử dụng hóa chất an toàn Aeris để làm sạch dàn trao đổi nhiệt ngưng tụ ( Nếu cần )
Cân chỉnh lại toàn bộ lá tản nhiệt đảm bảo lưu lượng gió làm mát qua dàn ngưng tốt
Bảo dưỡng toàn bộ quạt dàn ngưng

2.7 Vận hành máy:

– Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các bộ phận máy sẵn sàng hoạt động
– Kiểm tra lại toàn bộ các giá trị cài đặt và các chế độ vận hành sẵn sàng.
– Khởi động máy và theo dõi thay đổi của các thông số
– Đo các thông số vận hành bằng các dụng cụ đo chuyên dụng và so sánh với giá trị hiển thị
– Hiệu chỉnh các thông số phù hợp chế độ hoạt động
– Xác nhận máy chạy ổn định và bàn giao lại cho người vận hành

Ngoài ra quý khách có thể xem chi tiết hơn về quy trình bảo dưỡng điều hòa trung tâm TẠI ĐÂY

0/5
( 0 Reviews )

Source: https://thevesta.vn
Category: Dịch Vụ