TỔNG HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG Ở MỘT SỐ BỆNH NỘI KHOA.

Thận hư:

Hướng dẫn cách phát hiện bệnh tật.
Hướng dẫn cách vệ sinh răng, miệng và da cũng như cách ăn uống.
Hưỡng dẫn cách lao động cho bệnh nhân trong thời gian điều trị.
Hướng dẫn cách uống thuốc và tái khám định kỳ.
Hướng dẫn cách chữa trị các các ổ nhiễm trùng để đề phòng bệnh tật.
Bệnh nhân cần ăn nhạt, đặc biệt là trong giai đoạn phù nhiều, lượng muối đưa vào khoảng dưới 1g/ngày.
Ăn nhiều thịt cá nếu bệnh nhân không có ure máu cao, lượng protid đưa vào trong ngày khoảng 1 – 2 g/kg trọng lượng cơ thể. Tránh ăn các thức ăn có nhiều mỡ.
Nước uống khoảng 300 – 500 ml/ngày cộng thêm với lượng nước tiểu trong ngày trong giai đoạn có phù nhiều.
Ăn nhiều hoa quả tươi giàu sinh tố đặc biệt là sinh tố nhóm B, khi có tình trạng tăng K+ máu không nên ăn các thức ăn có nhiều K+ như cam và chuối.
Năng lượng cần đưa vào trong ngày khoảng 1800 đến 2000 calo.
Vệ sinh cho bệnh nhân:
Hằng ngày phải vệ sinh răng, miệng và tai mũi họng. Vệ sinh da sạch sẽ bằng cách tắm hay rửa bằng nước ấm tuỳ tình trạng bệnh nhân nặng hay nhẹ. Móng tay và chân phải được cắt ngắn và sạch sẽ, tránh các vết gãi gây sây sát da, nhất là các nơi ẩm thấp dễ gây bội nhiễm.
Vải trải giường, quần áo và các vật dụng khác phải luôn được sạch sẽ.
Phát hiện sớm các vết loét để điều trị cho bệnh nhân, như rửa bằng nước muối sinh lý, nước oxy già. Các biến chứng khác cần theo dõi để có kế hoạch điều trị cho bệnh nhân

Suy thận cấp:

Bệnh nhân và gia đình cần phải biết về nguyên nhân.
Cách phát hiện các biểu hiện của bệnh.
Thái độ xử trí cũng như cách chăm sóc bệnh nhân bị suy thận cấp

Hen phế quản

Kiểm soát chặt chẽ môi trường để giảm càng nhiều yếu tố gây dị ứng càng tốt. Đặc biệt trong phòng ngủ và trong nhà: không dùng đồ len dạ, lông, hạn chế bụi khói. Không nuôi những con vật ưa thích như; mèo, chim, chó cảnh, không trồng cây có phấn hoa, nấm mốc…
Hạn chế yếu tố gây stress làm bệnh nhân căng thẳng, lo lắng, cáu giận.
Tăng cường rèn luyện nâng cao sức khoẻ, duy trì dinh dưỡng, uống đủ nước, chế độ ngủ nghỉ ngơi, vận động hợp lý.
Tránh ra khỏi nhà khi độ ẩm ngoài trời quá cao hoặc khi môi trường ở bên ngoài quá ô nhiễm.
Tích cực thực hành tập thở, tập làm giãn nở phổi, tập ho…
Không hút thuốc.
Không dùng quá liều, không lạm dụng thuốc giãn phế quản và thuốc co mạch.
Không dùng các loại thuốc hay gây dị ứng như penicillin, vitamin B…
Đi khám bệnh ngay nếu có bất thường về hô hấp hoặc các nhiễm khuẩn khác.

Viêm khớp dạng thấp

Cần phải giáo dục cho bệnh nhân và gia đình cần phải biết về nguyên nhân, các tổn thương và tiến triển của bệnh để có thái độ điều trị và chăm sóc chu đáo.
Bệnh nhân cần phải biết cách tập luyện, đặc biệt trong giai đoạn cấp, đồng thời các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra.

Thoái hóa khớp

Bệnh nhân và gia đình cần biết về nguyên nhân, các tổn thương và tiến triển của bệnh để có thái độ điều trị và chăm sóc chu đáo.
Giáo dục cho bệnh nhân cách tập luyện đặc biệt trong giai đoạn cấp tránh biến dạng khớp.
Bệnh nhân cần biết các tác dụng phụ của thuốc kháng viêm và biết cách theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.
Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, bệnh nhân, gia đình người bệnh, giữa cơ sở điều trị với điều dưỡng, phục hồi chức năng và tái giáo dục nghề nghiệp.

Tăng huyết áp

Giáo dục cho nệnh nhân và gia đình về các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi làm tăng huyết áp
Giáo dục cho bệnh nhân và gia đình cách phát hiện các dấu chứng tăng huyết áp, cách phòng, điều trị và theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp.
Dự phòng cấp I: đối với những người chưa bị tăng huyết áp cần lưu ý vấn đề sinh hoạt hàng ngày nhất là các thói quen có hại sức khỏe phải khám định kỳ để phát hiện tăng huyết áp hay các bệnh liên quan. Trong đối tượng này chú ý đến những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao cho dù những lần đầu chưa phát hiện tăng huyết áp nhưng cần trao đổi tuyên truyền để phối hợp dự phòng cùng nhân viên y tế tuyến trước.
Dự phòng cấp II: đối với người đã tăng huyết áp, cần phải chặt chẽ hơn nữa trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi theo dõi huyết áp đều đặn và có kế hoạch điều trị ngoại trú để theo dõi tiến triển, tác dụng phụ của thuốc. Cần chú ý yếu tố kinh tế trong điều trị vì đây là một liệu trình lâu dài, tốn kém.
Có 6 cách phòng bệnh ngay từ đầu:
Tránh béo phì.
Tăng hoạt động thể lực.
Thay đổi lượng muối trong chế độ ăn (< 2,4g/ngày tương đương với khoảng 6g muối ăn natri clorid).
Thay đổi lượng rượu bia đối với những người uống quá nhiều. ủy ban quốc gia Hoa Kỳ về phòng chống tăng huyết áp JNC-VII khuyên mỗi ngày chỉ nên uống không quá 1 ounce đối với nam và 1/2 ounce đối với nữ (1 ounce khoảng 29,6 ml rượu whisky).
Bỏ hút thuốc lá.
Theo dõi huyết áp.
Khuyên bệnh nhân thay đổi lối sống:
Giảm cân nếu quá cân.
Hạn chế uống rượu: trong mỗi ngày uống không quá 30 ml ethanol, tương đương 720 ml bia, 300 ml rượu vang, 60 ml whisky đối với nam giới, nữ giới và người nhẹ cân uống bằng một nửa nam giới.
Tăng hoạt động thể lực: 30-40 phút hàng ngày.
Giảm lượng muối ăn vào.
Duy trì đủ chế độ kali qua chế độ ăn.
Duy trì calci và magnesi cần thiết.
Ngừng hút thuốc lá.
Giảm ăn các chất béo và mỡ bão hòa.

Xơ gan

Nghỉ ngơi hoàn toàn khi bệnh tiến triển.
Tránh lao động nặng. Không làm việc nặng khi xơ gan còn bù.
Tuyệt đối không được uống rượu.
Chế độ ăn nên hạn chế lipid tăng glucid và các vitamin. Hạn chế muối hoặc ăn nhạt khi có phù.
Theo dõi sức khỏe tại tuyến y tế cơ sở.

Loét dạ dày tá tràng

Cung cấp cho bệnh nhân một số kiến thức về bệnh giúp họ tránh được những yếu tố làm bệnh nặng thêm.
Bệnh nhân kiêng các chất kích thích như rượu, cà phê, nước trà đặc, ớt, hạt tiêu.
Nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu, ăn chậm và nhai kỹ.
Phát hiện sớm tình trạng viêm dạ dày và có thái độ điều trị đúng đắn.

Xuất huyết tiêu hóa

Phòng và tránh bị bệnh bằng cách lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng. ư Không nên uống rượu, cà phê nhiều.
Sử dụng các thuốc kháng viêm hợp lý và đúng cách.
Phát hiện sớm các bệnh lý ở đường tiêu hoá và điều trị triệt để.
Phát hiện sớm các dấu hiệu xuất huyết tiêu hoá và tích cực điều trị.

Tai biến mạch não

Bệnh nhân và gia đình cần phải biết các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi gây tai biến mạch máu não cũng như cách phát hiện các dấu chứng khi bị tai biến mạch máu não, cách phòng, chăm sóc và theo dõi bệnh nhân tai biến mạch máu não.
Phòng bệnh cấp 0:
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ, song đáng chú ý nhất là tăng huyết áp và xơ vữa động mạch, rất thường gặp ở lứa tuổi từ 50 trở lên, nên có thông tin rộng rãi để các đối tượng trên theo dõi huyết áp đều đặn và áp dụng các biện pháp phòng tăng huyết áp như tránh ăn mặn, hạn chế những căng thẳng về mặt tinh thần, tránh ăn nhiều gây mập phì, tránh các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, tránh gió lùa, mặc ấm khi thay đổi thời tiết, nhất là từ nóng chuyển sang lạnh, đang nằm trong chăn ấm tránh ra lạnh đột ngột.
Ngoài ra cần phòng thấp tim một cách hiệu quả như tránh ở nơi ẩm thấp, giữ ấm khi trời lạnh để tránh viêm họng, khi bị thấp tim phải được theo dõi và điều trị đúng để tránh tổn thương van tim.
Phòng bệnh cấp 1:
Khi có yếu tố nguy cơ (bệnh nguyên) phải điều trị để tránh xảy ra tai biến 
như theo dõi và điều trị tăng huyết áp, chống ngưng tập tiểu cầu bằng aspirin 
150-300 mg/ngày hay disgren 300 mg /ngày khi có xơ vữa động mạch, điều trị 
hẹp hai lá bằng chống đông khi có rung nhĩ hay nong van hoặc thay van.
Phòng bệnh cấp 2:
Khi đã xảy ra tai biến nhất là tai biến thoáng qua phải tìm các yếu tố nguy cơ trên để can thiệp tránh xảy ra tai biến hình thành. Nếu đã xảy ra tai biến hình thành thì tránh tái phát bằng cách điều trị các bệnh nguyên cụ thể cho từng cá thể.
Phòng bệnh cấp 3:
Thay đổi tư thế kèm xoa bóp mỗi 1 – 2 giờ hay nằm đệm nước để tránh loét. Vận động tay chân để tránh cứng khớp. Kết hợp với khoa phục hồi chức năng hay khoa y học dân tộc để luyện tập, châm cứu cho bệnh nhân đồng thời hướng dẫn cho thân nhân tập luyện tại nhà.

Đái tháo đường

Bệnh nhân và gia đình cần biết được các nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và biến chứng, các yếu tố thuận lợi, cụ thể:
Phòng phải thoáng mát và sạch sẽ.
Giữ ấm về mùa đông.
Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục điều độ.
Sử dụng các thuốc hạ đường huyết theo hướng dẫn.
Theo dõi, ngăn ngừa các biến chứng.
Phát hiện bệnh khi còn ở giai đoạn tiền lâm sàng bằng cách xét nghiệm đường huyết và đường niệu trong cộng đồng để có thể giúp cho bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn khi có rối loạn về các xét nghiệm trên, không cần dùng thuốc mà vẫn lao động và công tác bình thường.
Khi bệnh nhân đã nằm viện nên tuyên truyền cho họ hiểu được tầm quan trọng của chế độ ăn và cách sử dụng bảng chuyển đổi thức ăn.
Giáo dục cho bệnh nhân thể dục, lao động, luyện tập rất cần thiết trong điều trị tăng đường huyết vì làm giảm béo và làm giảm acid béo tự do, tăng tuần hoàn và cơ lực, làm giảm biến chứng xơ vữa, tăng lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL), làm giảm triglycerid và cholesterol.
Tuy nhiên cần lưu ý khi bệnh nhân có đường máu 300 mg % hoặc ceton niệu, không được tập thể dục hoặc lao động nặng mà phải nghỉ ngơi.
Những người béo phì nên ăn một chế độ ăn ít calo so với những người bình thường và cũng được theo dõi kỹ hơn về các xét nghiệm đường máu và đường niệu. Tránh làm việc quá sức, xúc cảm mạnh khi bệnh nhân còn biểu hiện nhẹ.
Giáo dục cho bệnh nhân biết được các biến chứng dễ xảy ra và nhất là biến chứng nhiễm khuẩn, đề cao vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh da để tránh biến chứng.
Những người trong gia đình cần được theo dõi bằng xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm.
Vấn đề hôn nhân: 2 người đều mắc bệnh đái tháo đường không nên kết hôn.

Copd

Hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, đúng cách, đúng liều lượng
Hướng dẫn cho bệnh nhân chế độ ăn phù hợp đối với bệnh lý:
Cần uống nhiều nước, ăn nhiều chất đạm, béo, ăn ít chất đường bột
Hạn chế các đồ uống chứa cafein như trà, cà phê và các đồ uống có ga như cocacola, tuyệt đối không uống rượu
Ăn các loại thức ăn có hàm lượng chất xơ cao như rau xanh và các loại hoa quả tươi
Hạn chế muối vì nếu ăn nhiều muối sẽ gây tình trạng giữ nước trong cơ thể, làm hít thở khó khăn hơn. Để tránh dư thừa muối : không thêm muối trong chế biến thức ăn, đọc kỹ và tránh dùng các thức ăn có muối.
Tránh ăn quá no vì nếu quá nó sẽ làm căng dạ dày gây khó thở
Ăn chậm. nhai từng miếng nhỏ, nhai chậm thở sâu trong khi nhai, chọn các thực phẩm sễ nhai
Ăn trong tư thế ngồi lưng thẳng để thư giãn áp lực trong phổi
Nghỉ ngơi, hạn chế vận động sau khi ăn
Hướng dẫn bệnh nhân giữ gìn vệ sinh cá nhân
Tuân thủ y lệnh điều trị chăm sóc
Khi ra viện
Tiếp tục uống thuốc theo toa
Tái khám đúng hẹn khi có dấu hiệu bất thường
Chế độ ăn uống như khi nằm viện
Khuyên bệnh nhân khám sưc khỏe định kỳ

Tay chân miệng
Hướng dẫn nội quy khoa phòng
Hướng dẫn uống thuốc theo toa
Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý của bé:
Không ăn đồ cay nóng, thức ăn cho bé phải để nguội một lát mới cho ăn
Không uống các nước có gas, nước có vị chua
Hướng dẫn bà mẹ cách vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng cho bé phòng bội nhiễm
Hướng dẫn xử lý chất tiết, phân và chất thải của bé đúng cách tránh lây lan nguồn bệnh
Hạn chế tiếp xúc với trẻ khác
Tuân thủ đúng quy định điều trị và chăm sóc
Hạn chế tiếng ồn và các yếu tố kích thích với trẻ
Khi ra viện
Uống theo toa tái khám đúng hẹn, hoặc khi có các bất thường, sốt giật mình quất khóc
Hướng dẫn cách phòng bệnh: Thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng trước và sau khi vệ sinh, vệ sinh cá nhân tránh tiếp xúc với nguồn lây
Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Cho trẻ bú mẹ, ăn dặm, có nhiều rau củ, trái cây xay nhiễn để cung cấp thêm vitamin C tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa
Khuyên bà mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng theo đúng lịch
Giữ ấm cho trẻ để phòng các bệnh hô hấp.

(ST) Cập nhật liên tục …

Trên đây là các vấn đề thường gặp nếu bạn thấy thiếu thì cứ comment bên dưới
 

Source: https://thevesta.vn
Category: Sức Khỏe